.

.

Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

Cận cảnh cổ vật ẩm thực cung đình Huế

[Nhà Nguyễn] Gần 90 cổ vật ẩm thực cung đình với những nét hoa văn tinh xảo được dùng trong cung vua, phủ chúa đã được trưng bày tại nhà Tả Vu, Đại nội Huế, thu hút đông đảo du khách tham quan.

 Trong ảnh là khay đựng trà được trạm khắc tinh xảo. 

Đồ uống trà và khay trà thời Nguyễn. 

Hộp đựng bánh bằng gỗ thế kỷ 19. Các cổ vật này được chế tác tại xưởng sản xuất vật dụng cung đình do những bàn tay nghệ nhân tài hoa, hoặc được triều đình chọn mua, đặt hàng từ các xưởng sản xuất nổi tiếng trên thế giới. 

Khuôn bánh bằng đồng thế kỷ 19-20. 

Tẩu, hộp đựng thuốc hút dùng trong cung đình thế kỷ 19. 


Tô, chén thời vua Thiệu Trị. 

Những cổ vật thời Pháp thuộc như bình đựng nước sốt… 

...chén đựng nước mắm. 

Cơi trầu bằng bạc thế kỷ 19. 

Ống nhổ bằng bạc thời vua Khải Định. 

Bình vôi để ăn trầu được làm bằng đồng. 

Bộ uống rượu bằng bạc thời vua Minh Mạng. 


Bộ uống rượu thời Đồng Khánh. 

Ché rượu thời Nguyễn. 

che ruou
Cận cảnh ché rượu thời Nguyễn được tráng men với hình cặp rồng
đang đứng chầu. 

Cậu bé người Pháp chụp ảnh cổ vật ẩm thực cung đình triều Nguyễn. 

Triển lãm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. 

Theo Văn Nguyễn - vnexpress

Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung

[Nhà Nguyễn] Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm... lần đầu được giới thiệu tới công chúng.

Hoàng cung vốn bí ẩn với với người dân và bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn. Hàng trăm năm qua, không nhiều người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này. Chính vì vậy, những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung. 

Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại. 

Tại lần trưng bày đầu tiên, dù số lượng bảo vật không nhiều, nhưng để đảm bảo an ninh, Bảo tàng Lịch sử đã nhập tủ trưng bày bằng kính 2 lớp dày 12 ly, đóng mở bằng mật khẩu, bục bệ bằng thép 2 lớp. Phòng trưng bày cũng được lắp camera quan sát 24/24h. 

Các vị quan khách tham quan tủ trưng bày mũ vàng của vua triều Lê, Nguyễn 

Do lần đầu được chiêm ngưỡng những bảo vật này nên hàng trăm người dân đã chen cứng trong phòng trưng bày và đua nhau ghi lại những hình ảnh đáng nhớ. 

Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19) nặng hơn 700 gam. 

Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19), nặng 660 gam, được gắn nhiều họa tiết bằng vàng. 


Cận cảnh đỉnh mũ. 

Phía sau mũ cũng được trang trí tinh xảo. 


Ấn, kiếm vàng triều Nguyễn 

Từ trái qua phải: Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" bằng vàng ròng nặng 8,5 kg, đúc năm Minh Mạng 8 (1827); ấn ngọc "Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ" của triều Nguyễn; ấn "Quốc gia tín bảo" đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long. 


Ấn "Sắc mệnh chi bảo" gồm 2 cấp, có hình vuông, trên có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Nghĩa là: Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827). 

Kiếm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19 (bên trên) và kiếm vàng "An dân bảo kiếm" năm Khải Định (1916-1925) ở bên dưới. 




Các họa tiết chạm khắc tinh xảo trên kiếm. 


Chén ngọc, chậu vàng, sách vàng 



Bộ chén ngọc khảm vàng triều Nguyễn. 

Chậu vàng của triều Nguyễn, năm Duy Tân 5 (1911), trọng lượng 1,4 kg. 



Đài vàng cẩn ngọc triều Nguyễn thế kỷ 19. 


Cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1 kg. 

Theo Tiến Dũng - Vnexpress

Cổ vật triều Nguyễn

[Nhà Nguyễn] Hơn 450 cổ vật cung đình tiêu biểu của triều Nguyễn từ thế kỷ 17 đến 20 và các vật dụng vùng đồng bằng Nam Bộ được tái hiện tại triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo Đằng Trong" tại TP HCM.

Triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo Đằng Trong thế kỷ 17-20" được trưng bày tại Thư viện khoa học tổng hợp TP HCM với hơn 450 hiện vật như tượng thờ, kinh, sách, đồ sứ, hình ảnh chùa chiền, lăng mộ... Trong ảnh là các cổ vật tượng Hộ pháp bằng đá (thế kỷ 19), chuông đồng (thế kỷ 17), tượng Tiêu Diện bằng đồng (thế kỷ 19).

Triển lãm do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) và Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đồng tổ chức. Trong ảnh là tượng Bồ tát Quan thế âm bằng đá thế kỷ 18, một trong những bảo vật Phật giáo quý hiếm. 

Tượng Hộ pháp bằng đồng thế kỷ 19. 

Giới đao thời vua Tự Đức. 

Như Ý Pháp Lam thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19. 

Quạt thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19. 

Phất Tử được làm từ đuôi ngựa trắng, thế kỷ 19. 

Đồ sứ thời chúa Nguyễn, thế kỷ 18. 

Ngoài các bảo vật, triển lãm còn giới thiệu các bản Kinh sách thời chúa Nguyễn. 

Ngoài ra, các bức tranh chùa chiền, lăng mộ của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Trương Ngọc Tường... cũng được giới thiệu trong triển lãm. Trong ảnh là kiểu thức mộ táng khá đặc biệt ở Hương Hồ - Thừa Thiên Huế. 

Kiểu nấm mộ hình trứng ở Quảng Công (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). 

Kiểu nấm mộ hình trái đào ở Văn Quỳ (Hải Lăng, Quảng Trị). 

Theo Tá Lâm - VnExpress