.

.

Tư vấn marketing

Sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại giá trị gì?

Phong thủy khai vận

Khai thông khí vận, sức khỏe - tài lộc - sự nghiệp

Quý Hải | Nhà tư vấn

Thực tế - tinh tế khi ứng dụng trong cuộc sống

Khai vận năm Bính Thân 2016

Sức khỏe - Sự nghiệp - Tài lộc để đảm bảo một cuộc sống Hạnh Phúc!

Cung chúc Tân Niên

Vạn sự như ý, đại cát đại lợi!

Vững Xây Tổ ấm

Đàn ông xây nhà - Đàn bà xây tổ ấm!

Vững Xây Cuộc Sống

Đất lành chim đậu - An cư lạc nghiệp!

Những mẫu thiết kế nhà mang tính đột phá

[TGKT] Có mặt trong danh sách đều là những thiết kế vượt thời đại và sẽ tham gia liên hoan kiến trúc thế giới - World Architecture Festival diễn ra tại Barcelona vào cuối năm nay.

1. Atmosphere
Ngoạn mục hơn bất kỳ tòa tháp nào ở Ấn Độ, tòa nhà mới mang tên Atmosphere được cho là nổi bật hơn cả với chiều cao 100m. Dự kiến, tòa nhà này sẽ được xây dựng tại Calcutta. Tòa tháp được lấy cảm hứng từ cuộc sống của những người theo đạo Hindu. Ở đây có 80 căn nhà được thiết kế cho những gia đình đa thế hệ.

Lăng tẩm Huế: Một thành tựu rực rỡ của nền Kiến trúc cổ Việt Nam

Ngọ Môn - cửa vào Điện Thái Hòa - Huế
[TGKT] Ngoài sông Hương, Huế còn thu hút du khách với những công trình kiến trúc lăng tẩm vừa trang nghiêm vừa hùng vĩ, với vẻ đẹp "chẳng nơi nào nào có được".

Cách đây gần 80 năm, một người Tây Phương tên là Ph. Eberhard đã viết: "Huế là một trung tâm du lịch hấp dẫn, nơi có Kinh thành, Hoàng thành và lăng tẩm, có một sức cuốn hút sự chú ý đặc biệt của du khách và các nhà mỹ thuật. Chỉ riêng lăng tẩm các vua nhà Nguyễn không thôi cũng đã đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi, theo ý kiến chung lăng tẩm Huế đẹp hơn lăng tẩm các vua nhà Minh ở Trung Quốc".

Mãi cho đến ngày nay, ý kiến chung của những nhà làm công tác văn hóa nghệ thuật trong nước và trên thế giới cũng khẳng định rằng lăng tẩm Huế là một thành tựu rực rỡ của nền kiến trúc cổ Việt Nam. Triều Nguyễn (1802-1945) có đến 13 vua,

Bản sắc văn hóa Việt trong di sản Huế

GS Takeshi Nakagawa - Ảnh: Thái Lộc
[MCĐV] Giáo sư Takeshi Nakagawa, chuyên gia hàng đầu thế giới về bảo tồn và tái thiết di sản, vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế về dự án tái thiết điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành Huế.

Giáo sư đã dành cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần một cuộc phỏng vấn về việc tái thiết điện Cần Chánh và trùng tu di tích ở Huế.

Đủ cơ sở để tái thiết điện Cần Chánh

Sau 15 năm hợp tác nghiên cứu, theo giáo sư, đến nay đã đủ cơ sở khoa học để phục nguyên điện Cần Chánh?

Dù điện Cần Chánh nay chỉ còn nền móng nhưng chúng tôi đã sưu tầm tất cả ảnh tư liệu cổ, đã đo đạc trên ảnh, trên nền móng... và đã trải qua rất nhiều phân tích để đi đến kết luận: có khả năng phục hồi. Nhiều công trình khác cũng được nghiên cứu, sử dụng các phương pháp khác nhau để rút ra quy luật chung.

Kinh thành Huế với các pháo đài ziczac theo kiểu kiến trúc quân sự Vauban - Ảnh: Thái Lộc

Chúng tôi đã phỏng vấn thợ làm nhà rường truyền thống để “bắc cầu”, so sánh với cách thiết kế kiến trúc cung điện ngày trước. Thêm nữa, chúng tôi có thể lấy kinh nghiệm thực tế từ công trình điện Long Đức đang được tu bổ, từ việc nghiên cứu điện Long An và cả từ dự án tái thiết điện Chiêu Kính.

Đến nay hệ thống tỉ lệ cho việc tái thiết điện Cần Chánh đã được đúc kết. Dù chưa rõ được trang trí nội thất của điện nhưng theo tôi, việc này không khó và sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình tái thiết hệ khung với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu địa phương.

Cần nói thêm: khi phục nguyên điện Cần Chánh, ngoài giá trị khoa học của một di sản kiến trúc chúng tôi còn nghĩ đến chức năng phù hợp với đời sống đương đại - điện có thể trở thành hội trường tổ chức các hội nghị lớn, là nơi tiếp khách quốc tế sang trọng nhất, bởi nó thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Công trình phục hồi điện Cần Chánh sẽ có vai trò như chiếc chìa khóa cho việc tái thiết các hệ thống cung điện phía trong Tử Cấm thành và Hoàng thành Huế. Tôi khẳng định đã đủ cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý để phục nguyên điện Cần Chánh.

Theo giáo sư, còn bao lâu nữa mới chính thức phục hồi?

Tôi không thể trả lời chính xác vì quá trình hợp tác phát sinh những vấn đề thuận lợi và không thuận lợi. Chúng tôi sẽ dành trọn năm 2012 để đúc kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, quá trình hợp tác và đưa ra các chương trình hành động thực tiễn. Ngoài tiếp tục nghiên cứu trang trí nội thất, mô hình điện Cần Chánh tỉ lệ 1/10 đang được thực hiện để kiểm chứng hệ thống tỉ lệ kiến trúc đã nghiên cứu cũng như phương pháp chế tác những cấu kiện gỗ, sau đó sẽ tiến hành làm tỉ lệ 1/1 tái thiết bước 1 phần kiến trúc điện Cần Chánh.

Hành lang Tử Cấm thành: việc phục hồi hành lang Tử Cấm thành trước khi
phục hồi các cung điện được nhiều người xem là quy trình ngược trong trùng tu
di tích Huế hiện nay - Ảnh: Thái Lộc

Về kinh phí tái thiết, tôi mong muốn cả hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản cùng kết hợp hỗ trợ để thực hiện bằng được dự án này. Văn phòng Tịnh Minh lâu đã được thành lập, đó là nơi tập trung tất cả dữ liệu, nơi cùng làm việc của nhóm dự án hai phía Nhật Bản - Việt Nam và là đầu mối quan trọng để tái thiết điện Cần Chánh cùng nhiều công trình sau này. Tuy nhiên tình trạng văn phòng Tịnh Minh lâu không được đưa vào hoạt động như hiện nay thì mọi dự định tái thiết đều không thể thực hiện.Đừng bắt nhiều thời kỳ quá khứ hội đàm cùng hiện tại

Thưa giáo sư, ngay sau điện Cần Chánh, các hành lang Tử Cấm thành hiện đang được phục nguyên trong khi những cung điện vẫn chỉ là nền móng. Đây có phải quy trình trùng tu ngược hay không?

Công cuộc trùng tu di tích (ở Huế - PV) hiện chưa được hoạch định rõ tiêu chí, đâu là chính đâu là phụ. Ngay cả về mặt thời gian cũng chưa có quy định rõ ràng: phục hồi di tích thời Gia Long, Minh Mạng hay Khải Định - từ đó dẫn đến sự tùy tiện trong trùng tu. Đây cũng chính là vấn đề lớn hiện nay đối với công việc phục hồi, tái thiết.

Cần nhớ rằng công cuộc trùng tu di tích ở Huế phải tuân theo những kết luận của hội đồng di sản văn hóa thế giới và các tiêu chí về bảo tồn trùng tu di sản. Tuy nhiên có thể có những trường hợp biệt lệ. Từng là thành viên nhóm công tác UNESCO suốt 10 năm và là một trong những chuyên gia xây dựng nền tảng chính sách, nhất là chính sách đặc thù cho từng khu vực di sản, chúng tôi mong muốn được tham vấn trước khi Huế tái thiết hay làm một công việc gì đó với các di sản. Rất tiếc có một số trường hợp chưa tham vấn nhưng đã làm rồi!

Theo tôi, không thể vội vã đối với công việc trùng tu di sản khi chúng ta chưa hiểu thấu đáo về nó. Mà muốn biết rõ thì phải dày công nghiên cứu. Những di sản lớn của thế giới trước khi quyết định trùng tu đều phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu. Huế cũng vậy. Tôi xin nhấn mạnh: xét trên bình diện bản sắc văn hóa Việt Nam trong di sản thế giới thì Việt Nam chỉ có một - đó chính là kinh thành Huế.

Vì sao “Việt Nam chỉ có Huế”, thưa giáo sư?

Sự ảnh hưởng văn minh Trung Hoa tại các nước châu Á lân cận có sự khác nhau, ngay cả trong từng quốc gia. Như trường hợp miền Bắc Việt Nam và có thể xứ Đàng Ngoài trước đó: ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa rất trực tiếp và toàn diện. Hoàng thành Thăng Long là một minh chứng. Tuy nhiên với xứ Đàng Trong trước đây và miền Nam sau này thì ảnh hưởng rất có chọn lọc: lựa chọn những gì tinh túy nhất và giữ lại những gì phù hợp với văn hóa của mình.

Có thể minh chứng thông qua đề tài luận án tiến sĩ của TS Lê Vĩnh An (Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế) khi trình bày về sự khác biệt giữa kỹ thuật thiết kế kiến trúc của Trung Hoa và của người Việt. Trong khi ở Bắc bộ cơ chuẩn thiết kế chủ yếu dựa trên hai phương là thẳng và ngang, thì thiết kế kiến trúc Trung bộ và cung điện ở Huế lại dựa trên từng bộ phận và chiều nghiêng của mái. Đây là một phát hiện rất quan trọng.

Thêm nữa, việc đưa thiên nhiên vào trong quy hoạch kinh đô là nét rất đặc trưng của đô thị Huế, điều này rất mờ nhạt trong văn minh cổ Trung Hoa...

Tôi rất muốn so sánh Ngọ môn Huế và Ngọ môn Trung Hoa. Dù công trình cùng hình thức, tên gọi, song có sự khác biệt gần như hoàn toàn. Điều đó hết sức thú vị và cũng rất quan trọng. Ngọ môn Trung Hoa là tòa kiến trúc uy nghi dựng trên nền móng to lớn, ngược lại Ngọ môn ở kinh thành Huế được hình thành từ những cấu kiện rất khiêm tốn nhưng lại trở thành một kiến trúc có giá trị, đặc sắc.

Ở Huế, để biện hộ cho một sự cố nào đó xảy ra trong việc trùng tu di tích, người ta thường đưa ra khái niệm “trùng tu thích nghi”, theo giáo sư, khái niệm này là thế nào?

“Trùng tu thích nghi” có thể là một cách làm, cách ứng dụng, song theo tôi đây là một lý luận, một khái niệm hơi lạ. Sau trùng tu, có thể sử dụng công trình theo chức năng gần nhất với đời sống đương đại mà nó từng có, nhưng tuyệt đối không thể hòa nhiều chức năng trong lịch sử vào làm một để định hướng tu bổ. Không thể bắt nhiều thời kỳ quá khứ cùng hội đàm với hiện tại!

* Xin cảm ơn giáo sư.
------------------------------------------------

Giáo sư Takeshi Nakagawa hiện là giám đốc Viện Nghiên cứu di sản thế giới của UNESCO (thuộc Đại học Waseda, Nhật Bản), giám đốc Chương trình bảo vệ Angkor của Chính phủ Nhật tại Campuchia (JSA). Dự án tái thiết điện Cần Chánh được giáo sư Nakagawa tư vấn về mặt chuyên môn, đồng thời ông còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiến cử Chính phủ Nhật tài trợ hàng chục triệu USD cho dự án.
Trong sự nghiệp bảo tồn di tích ở Huế, nhân lực và công nghệ bảo tồn, bảo quản (mà Việt Nam hay dùng là hóa nghiệm bảo quản) hiện nay đang rất thiếu. Huế vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể, những hiểu biết thấu đáo về sự biến chuyển của kỹ thuật các thời tại di tích Huế... do đó ý nghĩa của di sản văn hóa đã phần nào mất đi”.
------------------------------------------------

Theo THÁI LỘC thực hiện - Tuổi trẻ chủ nhật online

*****

Huế muốn vay vốn ODA để trùng tu Tử Cấm Thành (theo Đào Loan - TBKTSG 16-9-2011)

Trích đoạn:
Ông Phan Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết, vấn đề phục hồi điện Cần Chánh đã được đặt ra từ rất lâu. Năm 1994, trung tâm đã cùng đại học Waseda Nhật Bản tiến hành việc nghiên cứu để trùng tu điện Cần Chánh và một số công trình bị hư hại trong chiến tranh.

Đến nay, việc nghiên cứu, tập hợp tư liệu đã tương đối đầy đủ. Mô hình của điện Cần Chánh theo tỉ lệ 1/50, 1/10 cũng đã được thực hiện và đang xây dựng mô hình 1/5.

Các nhà trùng tu cũng đã phục hồi điện Long Đức, một điện nhỏ trong Thái Miếu, được xây từ thời vua Gia Long, tương đương với niên đại của điện Cần Chánh, để thu thập thêm kinh nghiệm cho việc phục dựng điện Cần Chánh. Sắp tới, một điện nhỏ khác là điện Chiêu Kính, vốn cũng đã bị xóa dấu vết hoàn toàn, cũng sẽ được phục dựng để chuẩn bị cho dự án lớn này.

*****


Trích đăng chùm bài "Di tích nằm chờ ngân sách" do báo Thanh Niên Online thực hiện

Kỳ 1: Vì sao chưa phục nguyên điện Cần Chánh? (do Bùi Ngọc Long - TN - 28-8-2011)

Nằm ngay trong Tử Cấm thành triều Nguyễn tại Huế, điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong hệ thống công trình kiến trúc triều Nguyễn, tồn tại suốt 13 đời vua, nhưng năm 1947 bị phá hủy hoàn toàn và đến nay vẫn chưa được trùng tu phục hồi.

Mô hình phục nguyên kết cấu hệ khung gỗ của điện Cần Chánh, kết quả hợp tác
giữa Đại học Waseda (Nhật Bản) và Trung tâm BTDTCĐ Huế - Ảnh: T.L

Công trình tiêu biểu của vương triều Nguyễn

Du khách đến với Đại nội - Huế, sau khi tham quan kiến trúc độc đáo của điện Thái Hòa, thẳng vào giữa Tả vu và Hữu vu sẽ gặp một sân gạch rộng với những vạc đồng và ngay phía sau là vị trí của điện Cần Chánh, chỉ còn lại nền móng. Những năm qua, nơi đây được dùng để tổ chức dạ nhạc tiệc trong các chương trình Đêm Hoàng cung. Điện Cần Chánh khi còn tồn tại được xem là một công trình kiến trúc tiêu biểu của vương triều nhà Nguyễn tại Hoàng cung Huế.

Điện Cần Chánh đã bị hư hại hoàn toàn chỉ còn trơ lại nền móng - Ảnh: Minh Phương

Theo Dư địa chí Thừa Thiên -Huế, Cần Chánh là ngôi điện để nhà vua tổ chức các buổi lễ thiết triều vào ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch hằng tháng. Ngoài ra, điện còn là nơi vua tiếp các sứ bộ quan trọng, tổ chức các buổi yến tiệc trong dịp khánh hỷ. Điện đặt trên nền cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh, diện tích gần 1.000m2, chính điện 5 gian, 2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn. Toàn bộ khung gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim, phần lớn kết cấu gỗ đều được chạm trổ tinh xảo, công phu, thể hiện trình độ kỹ, mỹ thuật cao của kiến trúc truyền thống VN thế kỷ 19. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo hai bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp của kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước. Điện còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn. Dưới thời nhà Nguyễn, điện từng được tu sửa vào các năm 1827, 1850, 1899 và đến đời vua Khải Định cho sơn thếp mới vào đầu thế kỷ 20. Năm 1947, do chiến tranh, ngôi điện này đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.

*****

Kỳ 2: Trùng tu dở dang lăng vua Thiệu Trị (do Bùi Ngọc Long - TN - 30-8-2011)

Dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Thiệu Trị thuộc quần thể di tích cố đô Huế được phê duyệt từ đầu năm 2006 với thời gian thực hiện đến năm 2010, thế nhưng đến nay chỉ có một công trình ở lăng Thiệu Trị được trùng tu là điện Biểu Đức và vẫn chưa hoàn thành.

Sau gần 5 năm dự án được phê duyệt, chỉ có công trình duy nhất tại lăng Thiệu Trị
được trùng tu là điện Biểu Đức nhưng vẫn chưa hoàn thành - Ảnh: B.N.L

Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng, nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Năm 2006, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích lăng vua Thiệu Trị thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, với tổng kinh phí dự kiến 106 tỉ đồng.

Sân gạch bung tróc và Hồng Trạch Môn xuống cấp, hư hỏng - Ảnh: B.N.L

Theo dự án, công tác trùng tu diễn ra tại 3 khu vực của lăng Thiệu Trị, gồm: khu vực lăng, sẽ tu bổ phục hồi các hạng mục công trình hồ Nhuận Trạch, hồ Ngưng Thủy, Bình Phong tiền án, hồ điện, sân chầu, Nghi môn, Hồng Trạch môn, Hữu phối điện, Tả phối điện, điện Biểu Đức, Hữu Tùng viện... Khu vực tẩm sẽ tu bổ phục hồi bình phong tiền án, hồ điện, sân khấu, Nghi Môn, Hồng Trạch môn, Hữu phối điện, Tả phối điện, điện Biểu Đức, Hữu Tùng viện... Khu vực lăng Bà sẽ tu bổ nhiều công trình kiến trúc... đồng thời, dự án cũng sẽ đầu tư xây dựng các công trình tu bổ, tôn tạo, bảo quản và bảo vệ, quản lý di tích như hệ thống phòng cháy chữa cháy, điện chiếu sáng, cung cấp nước... Theo quyết định phê duyệt, nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác..., thời gian thực hiện dự án từ nay đến năm 2010.

*****

Kỳ 3: Chạnh buồn bên lăng mộ vua (do Bùi Ngọc Long - Phan Quyên - TN - 31-8-2011)

Khu di tích An Lăng là nơi an táng và thờ tự của 3 vị vua triều đại nhà Nguyễn. Hiện tại khu di tích này đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều công trình có nguy cơ bị xóa sổ nếu không sớm có giải pháp trùng tu.

Đổ nát và bị xâm hại

Bất cứ ai đặt chân đến khu di tích An Lăng (tọa lạc ở phường An Cựu, TP Huế) hiện nay đều cảm thấy đau lòng vì sự xuống cấp đổ nát của di tích. An Lăng là di tích lịch sử cấp quốc gia (được Nhà nước công nhận năm 1995) thuộc quần thể di tích cố đô Huế, nơi chôn cất, thờ phụng ba vị vua của vương triều Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân.

Ngay cổng chính bước vào điện Long An, nhiều phiến đá trước cổng đã bị bung ra, tường bị thủng, lở nhiều đoạn. Ở khu vực bên trong chính điện, nhiều mảng tường rạn nứt, cỏ dại mọc um tùm trên những bờ tường mốc rêu. Nhiều chỗ còn được dùng làm vườn ươm, những đống gạch vụn, phế liệu được đổ ngay bên bờ tường.

Khu lăng mộ các vua Duy Tân, Thành Thái trong di tích An Lăng
xuống cấp đến đau lòng - Ảnh: Minh Phương

Phía sau điện Long An được bao bọc bởi tường thành, trước đây là chốn hậu cung của các bà vợ vua, nay là nơi an nghỉ của nhiều ông hoàng bà chúa như vợ, mẹ, anh em của vua Duy Tân cùng một số hoàng thân. Thế nhưng, giờ đây cũng bị người dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở, phòng trọ sinh viên. Nhiều đoạn tường thành bị người dân tự ý đập phá để xây dựng công trình.

Phía bên trái là khu lăng mộ rộng gần 1 ha rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát, hiện đang được khóa cửa và bỏ hoang. Nhiều bộ phận trang trí của cổng Tam quan (cổng chính vào lăng) bị rơi rụng. Một số di tích nhỏ gần như đã bị xóa sổ, chỉ còn lô nhô vài dấu vết cũ chứng tỏ rằng nó đã từng tồn tại. Nhà Huỳnh ốc (nhà đặt hương án thờ cúng) xiêu vẹo, bên trong phải dùng gỗ để chống đỡ bốn phía, chỉ dùng dây sắt néo và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Nằm ngay cạnh khu lăng, một số công trình như: Trụ biểu bị bỏ hoang cây cối che lấp, một số lăng mộ bị “lãng quên”, đổ nát, cỏ cây mọc um tùm. Ngay phía trước lăng có ba bốn căn nhà dân lợp mái tôn tạm bợ, dù đã có kế hoạch chuyển đi nhưng đến nay vẫn đang bỏ ngỏ, người dân vẫn chịu cảnh sống "bám" bên di tích.
-----------------------------------
Khu lăng mộ 3 vua

Hiện giờ, An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con), Duy Tân (cháu). Toàn bộ khu lăng mộ hình chữ nhật có diện tích 3.445m2, bên trong không có Bi đình và tượng đá. Hiện nay, trong khu di tích An Lăng còn có 42 tẩm mộ của các ông hoàng bà chúa cùng với 121 ngôi mộ đất của dòng họ Nguyễn Phước (họ vua).
-----------------------------------

*****

Kỳ 4: Hổ Quyền hoang phế (do Bùi Ngọc Long - TN - 31-8-2011)

Hổ Quyền là di tích độc đáo trong hệ thống quần thể di sản cố đô Huế, bởi đây là đấu trường voi hổ duy nhất còn sót lại. Ngoài ý nghĩa là thao trường luyện tập của voi, hổ phục vụ chiến đấu, đây còn là nơi giải trí của vua quan triều Nguyễn.

Đấu trường độc đáo

Di tích Hổ Quyền tọa lạc ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, P.Thủy Biều, TP Huế (Thừa Thiên - Huế), về phía tây Kinh thành, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830). Kiến trúc Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Vòng thành trong cao 5,90m; vòng thành ngoài cao 4,75m. Thành ngoài nghiêng một góc khoảng 10-15 độ tạo thế vững chãi kiểu chân đê. Chu vi tường ngoài Hổ Quyền là 145m, đường kính lòng chảo là 44m.

Theo ông Phạm Đức Thành Dũng - cán bộ nghiên cứu của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế, Hổ Quyền ngoài ý nghĩa là chuồng nuôi hổ, nó còn có chức năng là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ.

Khán đài vua ngồi ở mặt bắc của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí chung quanh và cơi nới ra sau tạo một không gian tương đối rộng. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và các hoàng thân quốc thích, đại thần. Hai bên có hai hệ thống tường xây bằng gạch hoa đúc rỗng. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho quan chức và binh lính. Phía đối diện, là vị trí 5 chuồng cọp nằm ngay trong lòng đấu trường. Hai vòng tường trong và ngoài của đấu trường tạo ra vách chuồng. Giữa hai tường thành sẵn có, xây thêm các bức vách bằng gạch để tạo 5 cái chuồng riêng biệt. Hệ thống cửa ở các chuồng hổ là các cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây từ trên xuống.

Hiện tại, toàn bộ khu di tích đang xuống cấp và hoang phế. Tường thành của đấu trường nứt gãy nhiều đoạn, những bậc cấp đi lên khán đài bị bung sụt được rào chắn lại với cảnh báo nguy hiểm. Nhìn chung, toàn bộ kết cấu của đấu trường này tuy đã xuống cấp nhưng vẫn giữ được dáng vẻ khá nguyên vẹn.

Những trận đấu voi - hổ hy hữu

Theo tư liệu ghi chép lại cho biết, những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất là vào thời các chúa Nguyễn (1558 -1775). Học giả người Pháp là Pierre Poivre mô tả ông từng chứng kiến một trận đấu voi hổ vô tiền khoáng hậu dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1750). Cuộc đấu diễn ra ở cồn Dã Viên. Chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần đi trên 12 chiếc thuyền để xem voi hổ đấu. Theo Pierre Poivre, đây có lẽ là trận đấu khủng khiếp và đẫm máu nhất trong lịch sử. Các khán giả đã chứng kiến từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, khi mà 40 con voi đã tàn sát đến con hổ cuối cùng trong số 18 con được thả ra làm vật tế thần trong ngày hội.


Dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở bãi đất trống phía trước kinh thành, giới hạn bằng một hàng rào lính tráng cầm khí giới đứng vòng quanh bảo vệ, một con hổ đã bứt được dây trói nhảy chồm lên tát người quản tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện giẫm chết. Sự lồng lộn của con dã thú đã gây thương tích cho nhiều người và trở thành nỗi kinh hoàng cho tất cả khán giả.

Thời Minh Mạng cũng từng xảy ra một sự cố tương tự. Nhân ngày lễ Tứ tuần Đại khánh (mừng thọ vua 40 tuổi vào năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận thư hùng giữa voi và hổ tổ chức ở bên bờ bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, chúa sơn lâm bứt được dây trói, lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Giữa lúc quan binh nhốn nháo hoảng loạn, vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con vật cùng đường. Nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời.

Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Trận đấu cuối cùng được tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Đây cũng là một trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính được nhiều người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.

Có thể thấy việc tổ chức các cuộc huyết đấu giữa voi và hổ trước hết xuất phát từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội xứ Đàng Trong, sau mới được nâng dần lên thành trò giải trí tiêu khiển.

*****
Kỳ 5: Văn Miếu, Võ Miếu xuống cấp (do Bùi Ngọc Long - TN - 01-9-2011)

Trong khi di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội được bảo tồn khá tốt và UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới năm 2010, thì ở Huế hai di sản Văn Miếu và Võ Miếu (còn gọi là Văn Thánh - Võ Thánh), dù ra đời muộn hơn nhưng đến nay đã xuống cấp và hoang phế.

Công trình Văn Miếu hư hỏng

Ngược dòng sông Hương, theo con đường từ chùa Linh Mụ lên thêm một đoạn chừng vài cây số là đến di tích Văn Miếu và Võ Miếu (thuộc xã Hương Hồ, H.Hương Trà, Thừa Thiên - Huế).Văn Miếu là một biểu tượng độc đáo của nền giáo dục VN trong giai đoạn vương quyền phong kiến thống trị. Việc lập Văn Miếu và dựng bia tiến sĩ nhằm nhắc lại cụ thể sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài của đất nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo tài liệu của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô (BTDTCĐ) Huế, trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu cũng được thiết lập ở Phú Xuân và được xem như Văn Miếu riêng của Đàng Trong, nhưng không rõ thời điểm xây dựng, chỉ biết địa điểm tại làng Triều Sơn. Đến năm Canh Dần (1770), dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ. Đến khi nhà Nguyễn gây dựng cơ đồ, Văn Miếu chính thức mới được xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long, ở địa điểm hiện nay.

Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn đường, Duỵ Lễ đường, nhà Thổ Công, Đại Thành môn, Văn Miếu môn, Quan Đức môn, Linh Tinh môn, La thành, bến vua ngự...

Tại Văn Miếu, hiện có hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).

Võ Miếu hoang phế

Ngay sát bên Văn Miếu là Võ Miếu cũng đang trong tình trạng hoang phế, nhiều công trình đã bị xóa sổ hoàn toàn. Vào năm 1835 dưới thời Minh Mạng, theo kiến nghị của Bộ Lễ, triều đình chuẩn y cho xây dựng Võ Miếu nhằm thể hiện sự chú trọng đến giáo dục quân sự và đề cao nghiệp võ.

Bên cạnh Văn Miếu, Võ Miếu đã hoang phế hoàn toàn chỉ còn lại vài công trình
 mục nát và 5 tấm bia đá trơ giữa nắng mưa - Ảnh: B.N.L

Võ Miếu được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1835) phía bên trái Văn Miếu, trước mặt là sông Hương. Với chu vi khoảng 400m, cấu trúc Võ Miếu cũng không cầu kỳ, gồm một miếu chính theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, phía trước có xây 2 nhà phụ gọi là Tả vu và Hữu vu đối diện nhau. Chung quanh có xây thành bao bọc, phía ngoài thành có nhà Tể sinh - là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế. Năm 1839 (Minh Mạng thứ 20), triều đình cho dựng ba tấm bia Võ Công ở trước sân Võ Miếu. Những tấm bia này ghi tên những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng như: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điển... Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới thời Tự Đức: 1. khoa Ất Sửu (1865), 2. khoa Mậu Thìn (1868), 3. khoa Kỷ Tỵ (1869). Võ Miếu là nơi thờ các danh tướng VN như: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, Tôn Thất Hội... Về hình thức, việc lập Võ Miếu nhằm tạo ra một sự đăng đối so với Văn Miếu. Võ Miếu được triều Nguyễn lập ra cũng để tôn vinh những công thần đã đóng góp nhiều công lao cho triều đại, mục đích động viên những người theo đòi võ nghiệp mong lập được chiến tích để lưu danh muôn thuở.

Hiện trạng của di tích Võ Miếu chỉ còn lại miếu chính là ngôi nhà rường mục nát, có 5 án thờ bên trong, một ngôi nhà khác kế bên hoang phế. Vị trí đặt 5 tấm bia hiện đã không còn nhà bia chỉ trơ lại 5 tấm bia đá phơi nắng mưa.
---------------------------------------

Ngày 7.6.2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định (số 818/QĐ-TTg) phê duyệt đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã có kế hoạch (số 35/KH-UBND ngày 13.5.2011) triển khai thực hiện đề án, với mục tiêu: cơ bản, đến năm 2020 phục hồi hoàn nguyên toàn khu vực Đại Nội theo kiến trúc Hoàng thành trước kia; Cải thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên khu vực kinh thành, các lăng tẩm và các công trình thuộc quần thể di tích cố đô Huế; Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng những điểm di tích; Di dời các hộ dân ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích; Nghiên cứu phục hồi và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; Tổ chức bảo tồn các ngành nghề truyền thống, phục chế các loại vật liệu truyền thống và bồi dưỡng đào tạo lực lượng nghệ nhân đang có nguy cơ thất truyền nhằm phục vụ tốt cho công cuộc bảo tồn giá trị di sản văn hóa Huế.

---------------------------------------

*****

Hoang phế di tích hồ Tịnh Tâm ở Cố đô Huế (do Quốc Việt - Vietnamplus - 05-9-2011)

Trích đoạn:

Theo sử liệu, hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1.500 m, trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Hồ Tịnh Tâm được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch. Bốn mặt có bốn cửa gồm cửa Hạ Huân ở phía nam, cửa Đông Hy ở phía bắc, cửa Xuân Quang ở phía đông và cửa Thu Nguyệt ở phía tây. Xung quanh các đảo trên hồ và dọc bờ hồ đều trồng các loại liễu trúc và các thứ hoa cỏ lạ, dưới hồ trồng sen trắng.

Đảo Bồng Lai ở phía nam hồ Tịnh Tâm, dẫn đến đảo bằng cầu Hồng Cừ, chính giữa có điện Bồng Doanh. Điện có kiến trúc 3 gian 2 chái, mái trùng diêm, lợp ngói Hoàng lưu ly, điện xây mặt về hướng nam, có lan can gạch bao quanh, phía trước có cửa Bồng Doanh, cầu Bồng Doanh nối đảo với bờ hồ phía nam. Phía đông điện Bồng Doanh có nhà Thủy tạ Thanh Tâm, quay mặt về hướng đông.

Phía tây điện có lầu Trừng Luyện, quay mặt về hướng tây. Phía bắc là cửa và một cây cầu mang tên Hồng Cừ. Đảo Phương Trượng giữa có gác Nam Huân, quay mặt về hướng nam, 2 tầng, mái lợp ngói hoàng lưu ly. Phía nam có cửa Bích Tảo và cầu Bích Tảo. 

Phía bắc đảo có lầu Tịnh Tâm, quay mặt hướng bắc. Phía đông có nhà Hạo Nhiên (năm 1848 đổi thành Thiên Nhiên), quay mặt về hướng đông. Phía tây có hiên Dưỡng Tính quay mặt về hướng tây. Giữa hai đảo có đình Tứ Đạt nằm giữa một hệ thống hành lang mái lợp ngói gồm 44 gian, chạy nối vào cầu Bích Tảo ở phía nam và cầu Hồng Cừ ở phía bắc.

Đảo Doanh Châu giữa hồ Tịnh Tâm có đê Kim Oanh nối liền từ bờ đông qua bờ tây. Phía đông đê có cầu Lục Liễu, 3 gian, mái lợp ngói. Phía nam đê gắn với một hành lang dài 56 gian, ở giữa là cầu Bạch Tần. Phía nam cầu có nhà tạ Thanh Tước để thuyền vua ngự. 

Ở đoạn cuối phía tây của hành lang lại có nhà Khúc Tạ, thông với một nhà tạ khác là Khúc Tạ Hà Phong qua một hành lang nhỏ dựng trên mặt nước. Phía nam nhà tạ này là đảo Doanh Châu. Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, tinh mỹ, hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ 19.

Hồ Tịnh Tâm phủ đầy rau muống. Chiếc cầu ra đảo Phương Trượng
giữa hồ mục nát gẫy sập trông rất mất mỹ quan. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Tuy đã có đề án khôi phục hồ nhưng từ bấy đến nay, di tích Tịnh Tâm ngày càng bị xuống cấp do không có sự tu bổ và quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Hồ nay chỉ còn là một "phế tích" được dùng làm nơi trồng sen và rau muống.

Do không có sự tu bổ nên di tích trên ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu đã xuống cấp một cách trầm trọng. Nhiều trụ đá di tích nằm nghiêng ngả và vỡ nát. Trên mỗi đảo, cỏ mọc tràn lan như bãi đất hoang, trở thành sân bóng của nhiều trẻ em.

Cây cầu dẫn vào đảo đã hư hỏng nặng, nhiều chỗ gãy nếu không chú ý có thể sẽ bị lọt chân xuống. Mặc dù đã có hàng rào chắn nhưng nhiều người dân vẫn vượt rào vào câu cá, xe đạp để ngổn ngang trên cầu. Khi vào trong đảo có một số giếng nước cổ bị bỏ hoang, dễ gây tai nạn cho du khách. Mặt hồ đã trở thành một đầm lầy để cho các hộ dân canh tác rau muống, nhiều cọc tre cắm xuống hồ, tạo nên cảnh khó coi, gây phản cảm cho du khách.

Mang danh nghĩa là hồ nhưng ở Tịnh Tâm bây giờ bùn đất nhiều hơn là nước, nhiều chỗ bị bồi lấp nặng nề. Đến đây, không ai có thể nhận ra và nghĩ rằng hồ Tịnh Tâm vốn đã từng là Ngự Uyển của vua Nguyễn./.

*****

Thăm nhà hát cổ xưa nhất Việt Nam (Theo Maskonline - tin nhanh Việt Nam - 23-9-2011)

Ít người biết rằng nằm ngay giữa hoàng thành Huế lại có một nhà hát quốc gia được xem là cổ nhất ở Việt Nam.

Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) đến nay đã gần 200 năm. Vào thế kỷ XVII, XVIII các quốc khách đến thăm Việt Nam, sau những buổi yến tiệc họ đều được xem hát tuồng. Nhưng mãi đến thời Minh Mạng mới xây dựng một nhà hát tuồng của Quốc gia nằm ngay trong khuôn viên Đại nội Huế.

1266448211_210911DLAfamilyduyetthiduong4_b610f
Cổng vào Duyệt thị đường.
1794330262_210911DLAfamilyduyetthiduong3_d8568
Nhà hát nằm giữa đại nội Huế với phong cách kiến trúc độc đáo.

Ngày xưa các bậc vua quan vừa xem hát vừa tiệc tùng, vừa chữa bệnh cho nên bên phải là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho vua và hoàng gia. Bên trái là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng một bức tường.

534788484_210911DLAfamilyduyetthiduong2_a4085
Đỉnh đồng và đôi rồng sững sững trước sân.
1530834468_210911DLAfamilyduyetthiduong6_6e6bb
Cột đèn có dáng dấp của kiến trúc phương Tây.

Nhà hát có chiều cao 12m, gồm 2 tầng, nội thất được làm bằng gỗ lim. Sân khấu là phần sàn nhà nằm giữa bốn gian, khi diễn thì trải chiếu hoa lên. Trần nhà hát được trang trí hình ảnh các vì tinh tú, những đám mây ngũ sắc, vầng trăng khuyết, nền trời xanh rất đẹp, tạo cho người diễn cũng như người xem có cảm giác như đang ở ngoài trời, ở giữa cuộc đời.

Đây không chỉ là nơi tấu những bản nhạc cung đình, mà còn trình diễn nhiều loại hình nghệ thuật khác như,: tuồng, kịch hát, ca Huế theo yêu cầu và sở thích của nhà vua. Mặc dù sau này còn có thêm ba nhà hát nữa được xây dựng, nhưng Duyệt Thị Đường vẫn được các vua Nguyễn kế tiếp nhau tu bổ, tôn tạo để làm nơi trình diễn các loại hình nghệ thuật, nơi biểu diễn chiêu đãi sứ thần các nước khi đến Việt Nam.

853916158_210911DLAfamilyduyetthiduong1_7ef32
Duyệt Thị Đường đã hồi sinh trở lại với mái ngói lưu ly, cột sơn son thiếp vàng...
757891125_210911DLAfamilyduyetthiduong5_6413e
...sân khấu, hậu trường, khán phòng mang dáng xưa.

Trải qua gần 200 năm, dưới sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh cũng như con người, nhà hát Duyệt Thị Đường đã gánh chịu nhiều hư hỏng nặng nề và đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần.Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được Trung tâm Bảo tàng Di tích Cố đô Huế đưa vào hoạt động nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống Huế, đặc biệt là nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

1928812140_210911DLAfamilyduyetthiduong7_ca8b7
Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm cùng các Ngoại trưởng các nước ASEAN
chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ cung đình.

Đến thăm nhà hát Duyệt Thị Đường, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng một công trình mang phong cách kiến trúc độc đáo mà còn được thưởng thức những màn biểu diễn nhã nhạc đặc sắc. Hiện tại nhà hát đã sưu tầm và khôi phục được 8 trong số 11 điệu múa cổ cùng với 40 bài nhã nhạc được dàn dựng hết sức công phu và nhiều trích đoạn tuồng nổi tiếng cũng đã được phục dựng để phục vụ du khách.

Bước đầu tìm hiểu văn học Thừa Thiên - Huế

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - Ảnh: TL
[MCĐV] Tìm hiểu diện mạo văn học một vùng đất là tìm hiểu những vấn đề gì?

Theo tôi, chính là tìm hiểu đội ngũ tác giả và tác phẩm của chính vùng đất ấy trong tương quan với đời sống văn học cả nước. Sở dĩ phải đặt vấn đề như vậy vì khó có thể cô lập một tác giả là của riêng của vùng đất này mà không thể là của một vùng đất khác hay của cả nước. Ví dụ: Tố Hữu, có một thời kỳ, ông là tác giả của Huế (Từ ấy) nhưng sau đó, là tác giả cả nước. Ngược lại, nhiều người làm thơ về Huế nhưng không phải tác giả của Thừa Thiên - Huế. Đúng ra, chỉ nên coi một người là tác giả của một vùng đất, khi họ có một thời gian gắn bó, “ăn chịu”, tập nhiễm “văn chương nết đất” của xứ sở ấy, rồi từ đó, góp phần làm nên máu thịt của một vùng văn học.

Nhưng diện mạo văn học không chỉ là tác giả - tác phẩm, cho dù đó là nhân tố chủ yếu nhất, mà còn cần tính đến công chúng văn học, thị trường văn học, mối quan hệ văn học và giới cầm quyền, việc giảng dạy, phổ biến văn học, hệ thống thông tin, xuất bản văn học, thư viện và ấn loát sách báo, các thư xã và hội đoàn văn học, các cơ quan nghiên cứu văn học và văn hóa, các Mạnh Thường Quân văn học…, nói chung là không gian văn hóa trên mảnh đất ấy.

Chỉ trong một không gian văn hóa cụ thể như vậy mới có thể nói đến một đời sống văn học thực sự. Đó là chưa nói đến mối quan hệ gần gũi của văn học với chính trị, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo… vốn bao quanh và không ngừng tác động lên đời sống văn học. 

***

Nếu coi Thừa Thiên - Huế trở về với sông núi Đại Việt là bắt đầu từ năm 1306, thì theo tiêu chí văn học trên, Thừa Thiên - Huế thực sự có một đời sống văn học có thể kể từ năm 1600, nghĩa là vào thời điểm Nguyễn Hoàng trở lại Thừa Thiên - Huế lần thứ hai với quyết tâm tách khỏi Bắc Hà, lập vùng cát cứ mới cho họ Nguyễn. Nhà sử học Trần Trọng Kim nhận định “Từ đấy trở đi, Nam Bắc phân biệt” (Việt Nam sử lược). Chính đời sống văn hóa tinh thần của giải đất Thuận Quảng sau năm 1600 đã định hình và khu biệt nhất định với văn học Thăng Long là cơ sở hình thành đời sống văn học ở Thừa Thiên - Huế cả về đội ngũ, chủ đề, bút pháp và tầm ảnh hưởng của nó. Trước năm 1600 không phải tại xứ Thuận Hóa không có thơ văn, nhưng những tên tuổi như Trương Hán Siêu, Nguyễn Phi Khanh, Đặng Tất, Đặng Dung, Bùi Dục Tài, Dương Văn An… trong các thời Trần, Hồ, Lê, Mạc chưa đủ làm nên một đời sống văn học, nhiều lắm chỉ gợi lên một số trang viết về một vùng biên viễn xa xôi, không ổn định.

Sau chuyến trở về lịch sử của Nguyễn Hoàng, và tiếp đó với quá trình sinh cơ lập nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn, xứ Đàng Trong từ chỗ chỉ là vùng Thuận Quảng, sau hơn một thế kỷ, đã vươn dài đến toàn cõi Nam Bộ, mở rộng địa bàn sinh tụ của cả dân tộc.

Văn học Thừa Thiên - Huế ra đời cùng với quá trình hình thành thế đứng chính trị của chúa Nguyễn: lấy “Bắc cự Nam tiến” để sống còn, quyết liệt mưu sinh nhằm “vạn đại dung thân” và kiên trì tích lũy để xây dựng một vùng đất mới cả về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, sẵn sàng chấp nhận các sắc tộc, tôn giáo và lối sống khác biệt, rộng mở về nội trị (đón nhận Đào Duy Từ) chú trọng ngoại giao (chấp nhận người Hoa nhập cư, mở rộng thương cảng Hội An và Biên Hòa Gia Định), về khách quan là cổ vũ cho khát vọng sáng nghiệp của các thế hệ người Việt Nam và các nghệ sĩ của họ. Người ta không ngạc nhiên khi hàng loạt tài năng xứ Bắc đã lần lượt đến Huế mong góp phần cho sự phát triển mới của đất nước: từ Đào Duy Từ, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm, cho đến Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Khuyến, Phan Huy Chú, sau đó là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và tiếp đó là giới văn hóa, văn nhân hiện đại…, hình thành nên trung tâm văn học Thuận Hóa - một trong ba trung tâm văn hóa và văn học của cả nước. 

Có thể nói trong buổi đầu của nó, văn học Thừa Thiên - Huế vừa bảo tồn những truyền thống văn học Lý Trần Lê trên nền tảng ý thức hệ Nho giáo và chủ nghĩa yêu nước cố hữu, vừa năng động tiến tới những giá trị mới trong thời cận đại giữa khung cảnh giao lưu Đông Nam Á và phương Tây đang mở ra (1).

Chính sự tiếp biến mạnh mẽ, không ngừng ở Đàng Trong đã làm cho Thừa Thiên - Huế nhanh chóng trở thành một thủ phủ vững mạnh, giàu sức sống cả về kinh tế và văn hóa của toàn xứ. Tại đây, sau 175 năm gần như cắt đứt với Bắc Hà đã định hình một không gian văn học mới mà Lê Quí Đôn - một đại diện của “áo mão triều đình”, khi đến đây làm hiệp trấn, đã tiếp quản một thư khố khá đồ sộ của chúa Nguyễn bỏ lại để lấy tư liệu biên soạn bộ “Phủ biên tạp lục” (Những ghi chép về việc vỗ yên vùng biên trấn) ít nhiều mang tính kiểm kê tài sản đất Nam Hà vừa thu được, đã phải ngạc nhiên thốt lên“hạt giống văn chương của cả một phương vẫn dằng dặc không dứt, thật là đáng khen lắm”. Và để chứng minh cho nhận định đó, Lê Quí Đôn cũng đã chép lại ít nhiều thơ văn của 5 tác giả: Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Quang Tiền, Nguyễn Đăng Thịnh, Mạc Thiên Tứ, Ngô Thế Lân. Tuy nhiên ông cũng đã bỏ qua không ít tác giả quan trọng của Đàng Trong mà trong đó phải kể đến ba người rất sáng giá là Đào Duy Từ - tác giả của những bài vãn nôm và có thể là tác giả tiên khu của các pho tuồng Đàng Trong nổi tiếng; Nguyễn Khoa Chiêm, tác giả “Nam Triều công nghiệp diễn chí”, một trong hai bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của nước ta và Phạm Lam Anh với tập thơ“Chiến cổ đường thi tập” mà theo bình luận đương thời thì tài năng không kém gì Hồ Xuân Hương cả. Rõ ràng Lê Quí Đôn vẫn không thoát khỏi thiên kiến vùng miền trong đánh giá văn học Đàng Trong. Bản thân chữ “Phủ biên” (vỗ yên vùng biên viễn) cũng đã ít nhiều cho thấy sắc thái chính trị của công trình nghiên cứu khá quan trọng này.

***

Tìm hiểu văn học Thừa Thiên - Huế không thể không tính đến quá trình vận động và biến đổi của Thừa Thiên - Huế trong lịch sử. Hơn 400 năm qua, địa bàn Thừa Thiên - Huế đã có 3 lần được sắp xếp lại đã tác động rõ rệt đến tầm vóc và vai trò của đời sống văn học của nó.

1. Thừa Thiên - Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong (Từ 1600 đến 1801) bao gồm thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn (Nguyễn Huệ). Đặc điểm của thời kỳ này là:

Nổ ra chiến tranh Trịnh - Nguyễn trong 45 năm, dẫn đến chia cắt hai miền; tiếp đó là cuộc nổi dậy của Tây Sơn xóa bỏ cát cứ Trịnh Nguyễn, nhưng không bao lâu nhà Tây Sơn cũng sụp đổ, trả lại vương quyền cho các vua Nguyễn. Không thể tưởng tượng nỗi lầm than, khổ cực của nhân dân đến như thế nào. Tuy nhiên trên vùng đất mới cũng có những thời kỳ ổn định khá dài, tiềm lực nông nghiệp của đồng bằng Nam Bộ bổ sung cho kinh tế hàng hóa và thương mại phát triển, giao lưu hàng hóa giữa Đàng Trong và các nước khu vực tăng nhanh, theo đó giao lưu văn hóa, sinh hoạt tôn giáo khá nhộn nhịp. Lê Quí Đôn nhận xét: “Thuận Hóa được bình yên đã lâu, công tư đều dồi dào, mặc dùng tươi đẹp… Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ, hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đĩa bát ăn uống thì không cái gì là không phải hàng Bắc, một bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà, con gái đều mặc áo the, là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực”(2). Nhận xét đó giúp ta thấy sinh hoạt lối sống ở Thuận Hóa đã mang tính thị dân rõ rệt. Điều đáng chú ý là cơ hội nâng cao mức sống đã đến với binh sĩ và phụ nữ bình dân. Xu hướng tiêu dùng không dừng lại ở bền chắc, no đủ mà đã có phần “ăn ngon, mặc đẹp” thậm chí xa xỉ, chắc chắn ít nhiều liên hệ với tiêu dùng và lối sống nước ngoài. Xu hướng “Cư Nho mộ Thích” lan tràn trong quan lại và người có học. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho mời hòa thượng Trung Quốc qua Thuận Hóa giảng đạo. Diễn xướng dân gian phát triển. Đền thờ mẫu mở ra nhiều nơi. Tuy giới quân nhân giữ vai trò cao nhưng nho sinh cũng được kính trọng. Thơ văn được in, khắc trên di tích và đồ dùng hàng ngày. Người Đàng Trong tâm tình phác thực, chuộng lối nghe - nhìn, văn chương thích gợi điều đạo lý hơn trau chuốt từ ngữ, nhưng cũng giàu những xúc cảm chân thành, mạnh mẽ. Văn học Thừa Thiên - Huế đã mang sắc thái đó.

2. Thừa Thiên - Huế là kinh đô cả nước, là điểm hội tụ quốc gia kéo dài trong gần 145 năm của Triều Nguyễn, mặc dầu trong 60 năm cuối cùng, dưới ách thống trị của Pháp, vương triều Nguyễn chỉ còn mang tính biểu trưng, giúp rập cho nền cai trị của chủ nghĩa thực dân.

Ở thời điểm trị vì của những ông vua đầu tiên, vương triều Nguyễn thực sự có công trong sự nghiệp thống nhất và ổn định quốc gia sau một chặng dài chia cắt và mở nước đầy rối ren, biến động. Việt Nam trở thành quốc gia lớn ở Đông Nam Á, có hai vùng châu thổ giàu có, chính thức xác lập chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, thống nhất hành chính và luật pháp. Nhà sử học Trần Văn Giàu cho rằng: “Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hóa rất nhiều”(3). Ngoài bộ máy thế quyền, mỗi làng xã trong cả nước đều có những vị thành hoàng bổn thổ được triều đình phong cấp ngôi vị làm người dẫn dắt tinh thần cho cộng đồng làng xóm. Một năm sau ngày lên ngôi, Gia Long cho mở Quốc Tử Giám tại Huế. Minh Mạng tổ chức thi Hội và lập Duyệt Thị Đường - nhà hát đầu tiên của triều đình để giữ gìn các chuẩn mực nghệ thuật trình diễn. Cuối đời, ông còn cho mở trường Tứ Dịch quán để dạy tiếng Xiêm, tiếng Pháp. Những bộ sử, bộ dư địa chí quan trọng được khởi thảo để hệ thống hóa lịch sử và địa lý dân tộc, xóa bỏ những khoảng trắng mơ hồ. Huế trở thành điểm hội tụ nhân tài ở cả hai miền. Tiếng nói chữ viết của dân tộc có một bước vận động mạnh mẽ, tiến nhanh từ chữ Hán, đến chữ Nôm rồi đến chữ Quốc ngữ qua thể thức hành chính, khoa cử và văn chương học thuật. Trong khi các bài thơ cổ điển được khắc họa dưới mái các cung điện thì ngoài dân gian, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của công chúng tăng nhanh kéo theo sự phát triển của hội hè, gánh hát, tuồng tích, chuyện vè dân gian và những phương thức truyền bá sách vở hiện đại qua các trào lưu văn thân, Cần Vương, Duy Tân kể cả việc du nhập sách vở từ Hồng Công, Thượng Hải. Đáng chú ý là sự có mặt của người Pháp ở Đông Dương đã gây nên những biến đổi sâu xa trong lòng xã hội Việt Nam theo trào lưu canh tân, Âu hóa, gieo mầm nhân văn, dân chủ, độc lập, tự do, hóa giải một bước sức chi phối của văn hóa Trung Hoa để tiếp cận văn minh và tiến bộ của thế giới hiện đại. Trong bối cảnh đó cuộc tìm kiếm lý tưởng của những người cộng sản, đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc đã được nhân dân chấp nhận, nhanh chóng tập hợp toàn dân đứng lên đuổi Pháp giành lại nền độc lập, xóa bỏ chủ nghĩa phong kiến lâu đời ở nước ta.

Đây là thời kỳ văn học Thừa Thiên - Huế mang tính đại diện rõ rệt cho văn học và văn hóa cả nước, vừa đông đảo về đội ngũ, vừa phong phú về thể tài, đa dạng về chủ đề, phong cách, sôi nổi những tìm kiếm mới, xuất hiện nhiều tài năng, nhiều cống hiến.

3. Từ năm 1945 trở lại đây, Huế trở thành tỉnh lỵ một tỉnh, nhưng vẫn giữ vị trí một trung tâm văn hóa, hình ảnh một cố đô lịch sử. 

65 năm qua, với vị trí thành phố văn hóa - lịch sử, nơi có đội ngũ nhân sĩ và trí thức nhiều thế hệ, có hệ thống các trường đại học, trung học và trường nghệ thuật, một hệ thống di sản vật thể và phi vật thể được thế giới và quốc gia công nhận, những ngành nghề truyền thống khéo tay, mặc dù không còn vai trò trung tâm đất nước, Huế vẫn giữ được vị trí tiêu biểu cho xu hướng chính trị tinh thần và cốt cách văn hóa dân tộc đối với cả nước. Theo dõi phong trào đô thị Huế trước năm 1975 dễ nhận ra tiếng nói quan trọng của giới trí thức và sinh viên Huế đối với dư luận trong nước và quốc tế.

Những người viết văn, nghiên cứu và giảng dạy văn học ở Thừa Thiên - Huế trong những năm tháng đó được tập hợp từ nhiều nguồn: những tác giả thế hệ chống Pháp, thế hệ chống Mỹ, những nhà văn gắn bó với đời sống đô thị và phong trào đấu tranh đô thị, những nhà văn cầm bút sau ngày đất nước thống nhất. Dấu ấn rõ nét nhất ở các nhà văn Thừa Thiên - Huế từ 1945 trở lại đây là sự gần gũi của họ về ngôn ngữ tiếng Việt trong biểu đạt và tính xã hội trong chủ đề sáng tạo cho dù họ có thể rất khác nhau về chính kiến và quan niệm sống.

Một đội ngũ như thế là thực sự đa dạng, tạo được dáng vẻ riêng, không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên trong sự đa dạng đó, do hoàn cảnh lịch sử, một số tác giả sống và viết trong lòng đô thị (chẳng hạn Bửu Kế, Túy Hồng, Đỗ Tốn, Nguyễn Thị Hoàng, Phan Nhất Nam, Trụ Vũ,…) chưa bao giờ được thống kê và đánh giá đầy đủ.

***

Một số đặc điểm làm nên vẻ riêng vốn có của văn học Thừa Thiên - Huế:

- Ra đời trong khung cảnh đất nước chia cắt rồi trở thành một trung tâm của văn học trung đại, văn học thừa Thiên - Huế gắn bó với dòng chảy lớn của nền văn học quốc gia cả về ý thức hệ và những định hướng lớn: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn, khát vọng thể hiện nhân cách và dân chủ, không ngừng đổi mới ngôn ngữ sáng tạo. Nó có vinh dự và may mắn tập hợp một đội ngũ tác giả rộng rãi mà nhiều người là đỉnh cao của văn chương Việt Nam trong từng thời kỳ: Nguyễn Du, Nguyễn Cư Trinh, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Đào Tấn, Miên Thẩm, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Tố Hữu, Hải Triều, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư, Trần Thanh Mại,… tạo nên phong khí và sức ảnh hưởng nhiều mặt đến văn học trung đại và cận - hiện đại của nước nhà. Nó góp phần hình thành chất “Huế” tuy khó xác định nhưng không phải không rõ nét trong không gian văn hóa Huế. Tuy nhiên do nhiều biến động lịch sử và ách cai trị nặng nề của chủ nghĩa thực dân, một thị trường báo chí và văn chương hạn hẹp, nhiều tác giả ở Huế cũng chỉ có mặt với “giải đất hẹp” một thời gian, rồi cũng đi xa để kiếm sống và phát huy nghề nghiệp. Tình hình đó tiếp tục diễn biến cho đến ngày nay. 

- Đáng chú ý là sự xuất hiện khá tập trung các tác giả thuộc giai tầng quý tộc - quan lại của triều đình Huế hình thành nên một dòng văn học cung đìnhcó vị trí và sức ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn học cả nước vào nửa cuối thế kỷ 19 cần được nghiên cứu và xác định. Đó là các ông Miên, ông Hồng, ông Ưng, lớp con - cháu - chắt của vua Minh Mạng, vốn được học hành chu đáo nhưng phần lớn không được đi thi (theo qui định) và ra làm quan, nhưng sống khá giả nhờ bổng lộc triều đình và quyền thừa kế. Trừ một số thoái hóa trong lối sống nhàn rỗi, phần đông giữ được phong độ của tầng lớp quý tộc triều đình, giữ gìn gia phong, học phong theo ý thức hệ nho gia chính thống, lại được khuyến khích của các ông vua hiếu học như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, họ đã tập hợp lại trong khuôn khổ gia tộc (Tôn Nhơn phủ), nhà trường (Quốc Tử Giám), thi xã (Mặc Vân thi xã) để cùng với các quan lại hay chữ trong triều thường xuyên xướng họa, phẩm bình, in ấn, lưu hành các thi tập, văn tập. Sinh hoạt văn học rộn ràng đến nỗi lôi cuốn cả các công chúa, hoàng nữ, nữ sử, cho đến giới tu hành cũng tham dự vào đời sống văn chương. Lật lại “Nguyễn Phúc tộc thế phả” cũng có thể đếm được vài chục người là các hoàng thân quốc thích có các văn tập, thi tập. Đáng kể nhất là anh em ruột nhà Tùng Thiện vương Miên Thẩm, Nguyệt Đình, Mai Am, Huệ Phố, rồi Tuy Lý vương Miên Trinh, Tương An quận vương Miên Bửu, Lạc Biên quận công Miên Khoan, Thọ Xuân vương Miên Định… cùng với các danh sĩ trong triều đình như Phan Đình Phùng, Nguyễn Hàm Ninh, Phan Thanh Giản, Cao Bá Quát, Trương Đăng Quế… làm nên danh tiếng một trào lưu văn học:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán - Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường 

Đón sứ giả Trung Quốc Lao Sùng Quang vào Huế dự lễ phong vương cho mình, Tự Đức không quên cho thu thập các trước tác quan trọng của Nguyễn Cư Trinh, Miên Thẩm, Miên Trinh làm bộ “Phong nhã thống biên” để giới thiệu cái hay cái đẹp của văn chương Việt vào thời điểm đó. Điều đáng chú ý là giới văn nhân cung đình Việt Nam dẫu xuất thân là quý tộc, nhưng vốn am hiểu sâu xa truyền thống thi ca Phương Đông và trách nhiệm kẻ sĩ, đã không dừng lại ở lối viết chúc tụng, thù tạc, hưởng lạc một bề mà trong nhiều trang viết cũng đã nghiêng xuống “thương sinh”, cám cảnh với nạn nước và thân phận cay đắng của kẻ sĩ bất phùng thời. Đó cũng là nét khả thủ của văn học cung đình Huế.

Thử đọc bài “Cảm sự” của Miên Thẩm (qua bản dịch Dư Lê):

I. 

Tai ách liền năm đến,
Giặc cướp bao giờ an?
Sắc xuân buồn rười rượi
Tin Nam toàn khóc than.
Chỉ huy dũng khí nhỏ,
Thành lớn bỏ giặc tràn.
Xoay trời cầu vua thánh,
Việc nước rối muôn vàn.

II.

Ùn ùn dân bỏ xóm,
Ầm ầm sóng kình vang.
Nuôi quân, đất kiệt sức,
Mưu nước, trời hoang mang.
Mong sao sớm quyết định
Triều đình vốn giỏi dang
Giữa khuya trở gối dậy,
Nhìn bèo, lệ rơi khan!


Một giọng thơ thế sự bi phẫn như thế không thể coi thường được.

Hay một bài “Vị nông ngâm” (Ngâm vịnh nhà nông) của Minh Mạng (qua bản dịch Hải Trung):

Đêm đón mưa vui trận trận qua,/ Hạt tuôn từng đợt gió ngân nga
Hắt hiu giá rét mùa xanh lá/ Lõm bõm đồng sâu áo bạc tà
Mặc ấm ghi ơn người dệt vải/ Ăn no nhớ nghĩa kẻ đồng xa
Bao đời trọng nỗi gian nan ấy/ Chẳng lúc nào ngơi tiếng ngợi ca.

Đó không phải là tiếng nói của một ông vua, mà là tiếng lòng của một nhà thơ thực sự.

Điều đáng tiếc là trong bộ Tổng tập Văn học Việt Nam khá đồ sộ do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1993, những tác giả hoàng gia Nguyễn chỉ có ba người được đưa vào hợp tuyển là Miên Thẩm, Mai Am, Huệ Phố, còn hàng loạt các tác giả khác, kể cả Miên Trinh, Minh Mạng, Tự Đức cũng bị gạt ra, cho thấy dòng văn học cung đình này không được nghiên cứu và giới thiệu đúng như vai trò của nó. Đó là một thiệt thòi cho văn học Việt Nam.

- Một đặc điểm khác đáng chú ý của văn học Thừa Thiên - Huế là thể loại kịch bản sân khấu tuồng rất phong phú. Từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17,18) kịch bản tuồng đã được lưu hành. Đến thế kỷ 19 thì sân khấu tuồng định hình với một phong trào viết tuồng sôi nổi trong nho sinh và những nhà danh gia vọng tộc, nhiều văn bản tuồng trở thành tác phẩm cổ điển của văn học đất nước. Có thể nói cùng với quốc gia bước vào thời kỳ cường thịnh, bộ máy cung đình ngày càng chính quy, bề thế, sinh hoạt xã hội đạt đến mức dồi dào nhất định thì nhu cầu giải trí, trao đổi tinh thần qua nghệ thuật sân khấu chính thống đã trở thành nhu cầu tất yếu của vua quan, giới có học và dân chúng. Khi công chúng đã say mê thì sân khấu trở thành bộ mặt chính của nghệ thuật và viết kịch bản sân khấu trở thành sinh hoạt văn học thu hút nhất. Ở Đàng Trong và một phần Đàng Ngoài, sân khấu tuồng thu hút sự hưởng ứng sáng tác, biểu diễn, thưởng thức từ thành thị đến thôn quê, cả triều đình và chốn hương đảng. Đó là hiện tượng có một không hai của văn học Việt Nam vào thế kỷ 19. Ở Pháp cũng có một thời đại bùng nổ của văn học sân khấu với những đại diện nổi tiếng như Racine, Corneille, Molière… làm nên diện mạo quan trọng của văn chương Pháp. Ở ta văn học tuồng chưa được chú ý nghiên cứu, người ta chỉ coi đó là công việc riêng của giới làm sân khấu. Giáo sư Hoàng Châu Ký từng khắc khoải: “Nếu không phát hiện, nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về văn học Tuồng trong văn học sử Việt Nam thì không những thiệt thòi cho bộ phận văn học này mà còn là thiếu sót đối với một mảng lớn của văn học miền Nam trước đây”(4).

Nếu kết hợp hai bài báo của bà Đạm Phương viết năm 1923 và 1924 về tuồng hát An Nam và bài báo 1922 của ông Nguyễn Khoa Tùng chồng bà về văn chương quốc âm thì hai ông bà đều đánh giá cao đời sống văn chương tuồng hát ở kinh đô Huế kể từ thời các chúa Nguyễn, đến thời Trung hưng của Nguyễn Ánh ở miền Nam và đặc biệt là giai đoạn các vua Nguyễn, kể từ khi Minh Mạng lên ngôi (1920): “Đến như các Đức ông hoàng thời mỗi ngài đều có đặt một vài pho tuồng hết thảy. Đức ông Diên Khánh soạn pho tuồng“An Biên”; đức ông Nam Sách soạn pho “Bình Yên”; đức ông Trấn Biên soạn pho “Tạc Khống”. Triều Tự Đức ngài ngự chế ra pho “Vạn bửu trình tường”, pho “Gia ngẫu”, pho “Hạc lâm”, pho “Hàm hòa”; các quan như cụ Đào Đăng Tấn có soạn pho “Tứ quốc lai vương”, “Tứ dân”, “Tứ thú”, “Diễn võ đình” v.v… Ấy kể đại khái mà nghe, những pho tuồng có danh tiếng, chớ như lấy số mục mà kể, thời ngót có trăm bộ”(5). Không những soạn tuồng mà họ còn bỏ tiền ra xây sân khấu, nuôi đội hát trong nhà, chiều chuộng đào kép đến nỗi Hoàng Quang, tác giả “Hoài Nam ca khúc” đã lên tiếng chỉ trích “Ngọc vàng con hát, lấm bùn thằng dân”.

Theo tôi, trên một phương diện khác, giọng văn trong ngôn ngữ sân khấu tuồng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giọng thơ tự do của các nhà thơ mới, nhất là các nhà thơ miền Trung vốn bắt nhạy ngôn ngữ tuồng.

Vì những lý do trên cần đẩy mạnh hơn nữa việc sưu tầm và phát triển văn học sân khấu tuồng Huế - một di sản lớn của miền Trung và cả nước.

***

- Một điểm cũng cần lưu ý là sự tôn trọng và mềm dẻo trong đối xử về văn hóa và văn học của nhà cầm quyền dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn đã ít nhiều mở đường cho sự phát triển văn học Đàng Trong và sau đó là cả nước đạt tới những sắc thái mới.

Ở Trung Quốc, đây là thời kỳ cai trị của nhà Thanh, một thời đại nồng nặc các vụ án văn tự. Chỉ chung quanh hai chữ Minh và Thanh biết bao người chết oan! Ở nước ta, tại kinh thành Thuận Hóa, rất ít những vụ án văn tự xảy ra. Nghe nói Tự Đức dọa đánh đòn Nguyễn Du vì câu “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” khi viết về Từ Hải. Nhưng cũng chỉ dọa cho vui chứ không cấm Truyện Kiều. Trên ngàn bài thơ mà nhiều bài “dễ động chạm” của Cao Bá Quát, kể cả khi ông nổi loạn chống Tự Đức, bị giết, cũng không hề bị cấm đoán tiêu hủy vì vậy đến nay còn giữ được khá nhiều thơ văn ông. Thơ văn Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp…, những người đều “có chuyện” với triều đình nhưng cũng không bị hủy hoại.

Đào Duy Từ không sống nổi với Đàng Ngoài nhưng đến Đàng Trong thì được trọng vọng. Hoạt động sân khấu Đàng Ngoài là nghề nghiệp của tầng lớp dưới phục vụ tầng lớp trên, con hát bao đời bị coi rẻ, nhưng sân khấu tuồng ở Huế lại là công việc ưa thích, sang trọng của vua quan và giới có tiền, có học. Người Đàng Trong mua các loại tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa khá sớm, phiên dịch rộng rãi cho mọi người xem, dịch Kinh Thánh cho tín đồ đọc, vì vậy các thể loại văn chương tự sự đến với báo chí và văn học miền Nam rất sớm, trong khi đó chúa Trịnh Đàng Ngoài ra nhiều sắc chỉ cấm đoán kể cả truyện nôm khuyết danh. Ở Huế, bên cạnh văn chương bác học dành cho người biết chữ, nhân dân thưởng thức văn học chủ yếu qua hình thức kể vè, Vân Tiên, Mụ Đội, Kinh Đô Thất Thủ…, không ít bài chế giễu vua quan, phê phán cung đình thối nát, chọc ghẹo cậu Tôn, cậu Ấm… Các câu ca dao, tiếu lâm cung đình, bình phẩm chính sự cũng nhiều nhưng cũng không thấy có biểu hiện gì bắt bớ, cấm đoán gay gắt. Ngôn ngữ thiền học đến với thơ văn Thừa Thiên - Huế khá sớm, kể từ thời Nguyễn Du, Miên Thẩm… làm nên vẻ đẹp riêng của văn chương đất thần kinh.

Tóm lại, sự quí trọng văn học và thái độ cởi mở đối với văn học nghệ thuật của nhà Nguyễn là điều đáng ghi nhận và nghiên cứu.

Với bốn đặc điểm trên có thể nói văn học Thừa Thiên - Huế từ rất sớm đã mang được tầm vóc xứng đáng và cốt cách khác biệt, riêng có của nó, làm nên dấu ấn và vẻ đẹp đóng góp vào đời sống văn chương đất nước. Vì những lẽ trên, theo tôi việc nghiên cứu có hệ thống về văn học Thừa Thiên - Huế, gắn với việc lưu niệm, giữ gìn hình ảnh hiện vật các văn nghệ sĩ Huế là điều đáng trông đợi.

N.K.Đ 
(271/09-11)
Theo tapchisonghuong - Nguyễn Khoa Điềm

----------------------------
(1) Đọc thêm bài “Văn học Đàng Trong” của Cao Tự Thanh, trong “Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử”, Trần Ngọc Vương chủ biên, Nxb Giáo dục, năm 2007, tr. 270 - 346.

(2) Phủ biên tạp lục, Lê Quí Đôn, Nxb Khoa học xã hội, 1977, tr.335.
(3) Địa chí Thừa Thiên - Huế (Phần lịch sử), Nxb Khoa học xã hội, 2005, tr.153.
(4) Tổng tập văn học Việt nam, tập 15A, Nxb Khoa học xã hội, 1994, tr.5
(5) Văn chương quốc âm, báo Hữu Thanh, số 20, ngày 15.5.1922.

Petra - Di sản văn hóa thế giới của Jordan

Petra - Di sản văn hóa thế giới của Jordan
Petra là điểm du lịch nổi tiếng ở Jordan
[TGKT] Petra - khu di tích khảo cổ ở miền Tây Nam Jordan, một trong những điểm du lịch nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc và tượng đài được chạm trổ tinh xảo trên vách đá.

Nét kiến trúc A Rập cổ độc đáo cùng với bề dày văn hóa lịch sử, thể hiện trên các di vật ở đây đã tạo nên nét hấp dẫn thu hút du khách khắp nơi đến tham quan Petra mỗi năm.

Khu di tích Petra được nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Johann Ludwig Burckhardt khám phá vào năm 1812. Năm 1985, địa chỉ du lịch này được tổ chức Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới và được xem là một trong những tài sản văn hoá quý giá nhất của nhân loại.

Bảo vệ công trình kiến trúc Phật viện Ðồng Dương

Tháp Sáng ở Phật Viện Đồng Dương
 đang xuống cấp từng ngày.
[TGKT] Khu di tích Phật viện Ðồng Dương nằm trên địa bàn xã Bình Ðịnh Bắc, (Thăng Bình, Quảng Nam), cách TP Tam Kỳ hơn 40 km về phía tây bắc và cách TP Ðà Nẵng chừng 60 km về phía tây nam. Ðây từng là trung tâm Phật giáo của vương quốc Chăm-pa, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia vào năm 2000.

Thế nhưng, trong hơn 10 năm qua, việc tu bổ, tôn tạo di tích này chưa được quan tâm đúng mức, nên Phật viện Ðồng Dương đang đứng trước nguy cơ trở thành phế tích...

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần lên các xã vùng tây, chúng tôi đã nhiều lần được lãnh đạo huyện Thăng Bình đưa đến thăm khu di tích Phật viện Ðồng Dương; và lâu nay vẫn biết di tích đang bị xuống cấp theo năm tháng, nắng mưa. Vậy mà, lần này trở lại, chúng tôi cũng cảm thấy ngỡ ngàng trước sự hoang phế của một di tích cấp Quốc gia. Ðoạn đường nối từ tuyến đường 14E vào khu di tích, bây giờ đã được sửa sang, dễ đi lại hơn trước nhiều, nhưng vẫn còn tạm bợ và vắng vẻ quá.

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...

Tình ca tiếng nước tôi - NS.Phạm Duy


Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi 
Mẹ hiền ru những câu xa vời 
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời 
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui 
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi 
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi 
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi 
Tôi yêu tiếng ngang trời 
Những câu hò giận hờn không nguôi 
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi 
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai 

Một yêu câu hát Truyện Kiều 
Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta 
Và yêu cô gái bên nhà 
Miệng xinh ăn nói thật thà (à à) có duyên... 


Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh 
Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình 
Nhìn trùng dương hát câu no lành 
Đất nước tôi ! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn 
Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi 
Đất nước tôi ! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng 
Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi 

Tôi yêu những sông trường 
Biết ái tình ở dòng sông Hương 
Sống no đầy là nhờ Cửu Long 
Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong 


Người yêu thế giới mịt mùng (*) 
Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam 
Làm sao chắp cánh chim ngàn 
Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (à hàng) mến nhau 

Tôi yêu bác nông phu, 
Đội sương nắng bên bờ ruộng sâu 
Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo 
Mình đồng da sắt không phai mầu 


Tấm áo nâu ! Những mẹ quê chỉ biết cần lao 
Những trẻ quê bạn với đàn trâu, bé ơi 
Tấm áo nâu ! Rướn mình đi từ cõi rừng cao 
Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau, áo ơi 

Tôi yêu biết bao người 
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa 
Những anh hùng của thời xa xưa 
Những anh hùng của một ngày mai 


Vì yêu, yêu nước, yêu nòi 
Ngày Xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca 
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà 
Lòng tôi đã nở như là (ừ là) đóa hoa